(~WELCOME TO DHKD4~)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHỮ TÂM_CON NGƯỜI

Go down

CHỮ TÂM_CON NGƯỜI Empty CHỮ TÂM_CON NGƯỜI

Bài gửi  Thuy Dang Tue Sep 28, 2010 2:37 pm

Cứ tưởng “Chữ Tâm_con người” là hai nội dung khác nhau và rời rạc nhưng thật sự đã có sự gắn kết giữa chúng bởi dấu gạch nối. Theo tôi, để trở thành “con người” theo đúng nghĩa “người” thì trước tiên phải có “tâm”. Nó là tiền đề hình thành đạo đức con người. Suốt một đời, Bác luôn coi trọng vị trí của đạo đức, về việc hoàn thành nhân cách để trở thành một người có ích, người của mọi người. “Người”ở đây phải hội tụ “nhân- lễ-nghĩa-trí-tín” để hướng tới “Chân- Thiện- Mỹ”. Đến lúc sắp mất có rất nhiều vấn đề được đề cập di chúc nhưng Bác vẫn đặt “vấn dề con người” lên đầu tiên, nhấn mạnh “đạo đức là gốc”, muốn có tư tưởng XHCN ,muốn có đạo đức cách mạng, phải gột rửa chủ nghĩa các nhân, phải xây dựng đời sống mới, phải nêu gương người tốt, việc tốt “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Theo tôi, môt trong những vấn đề nhức nhói hiện nay là vấn đề về mối quan hệ “hiếu –sinh”, quan hệ giữa con người với nhau. Mối quan hệ này có được thực hiện tốt hay không đó là nhờ vào chữ “tâm”.
Ánh sao đêm cho con sáng soi là mẹ yêu
khúc hát ru con trong giấc mơ là mẹ yêu
Mẹ là cánh chim cho con bay thật xa .
Mẹ sưởi ấm cho tâm hồn con mẹ yêu .
Dắt con đi qua bao nỗi đau là mẹ yêu
Tiếng con yêu gọi tên suốt đời là mẹ yêu .
Mẹ đừng mãi ra đi cho con mố coi , ôi mẹ yêu!
Không hiểu sao, từ khi biết câu chuyện về anh, mỗi khi nghe những ca từ trong bài hát này, tôi cảm thấy rợn cả người, tim tôi như thắt chặt lại. Đây là câu chuyện về tình cảm của những con người với nhau-những con người bất hạnh, họ tình cờ đến với nhau, gắng kết cuộc đời mình cho nhau trong cuộc sống khó khăn, nhưng chính vì có nhau mà họ cùng nhau hưởng cuộc sống hạnh phúc, dù ngắn ngủi nhưng lại để cho chúng ta cái để ngẫm nghĩ, cái để ghi nhận như một tấm gương noi theo, cái để minh chứng cho đạo đức HCM vẫn tồn tại quanh ta và chính nó làm cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn với những khoảnh khắc chúng ta sống vì người khác.
Chuyện kể về anh Nguyễn Hữu Ân, người được sinh ra ở vùng quê nghèo Đông Hà-Qủang Trị. Cuộc sống khó khăn, gia đình chuyển vào Vũng Tàu để sinh sống và cuộc sống của anh cũng lận đận từ đấy. Từ năm 6 tuổi, anh phải rời xa máy ấm gia đình vào chùa làm công quả và học hành, nhằm đỡ đần một phần gánh nặng trên đôi vai gìa yếu của ba Thiền và mẹ Vân phải nuôi 7 miệng ăn. Tuy lúc ấy, Ân chỉ mới 12 tuồi đầu nhưng Ân đã sớm ý thức được thân phận và hoàn cảnh của mình nên Ân rất chăm học và siêng năng. Cứ tưởng như cuộc đời sẽ cứ êm ả trôi qua như suốt 6 năm Ân ở chùa nhưng bất hạnh lại đến với Ân 1 lần nữa. Vào thời đểm quan trọng nhất của đời học sinh, khi người người, nhà nhà hết lòng hổ trợ để con em tham gia vào kì thi đại học thì Ân phải tự mình khăn gói về quê làm hồ sơ dự thi để. Hình ảnh 6 năm về trước đã quay lai với Ân –một mình và lẵng lặng .
Tôi lại nhớ 2 năm về trước, cũng tuổi này, mặc dù ngày ngày ba mẹ vẫn đi làm nhưng tối về thấy tôi học mà ba mẹ ngủ cũng chẳng yên giấc, phút chốc lại ra xem tôi ngủ hay chưa? Hay mang cho tôi cái bánh, ly nước.Ba mẹ luôn luôn bên cạnh tôi. Tôi không dám nghĩ, cũng không tưởng tượng được sẽ như thế nào khi không còn ba mẹ nữa. Bỗng dưng, tôi thấy mình nhỏ bé trước Ân quá. Tôi bổng thấy thương và nể phục Ân nhiều hơn. Bạn hãy thử nghĩ xem , 6 năm xa vòng tay ấm áp của mẹ. Ở chùa mà long luôn hướng về mẹ_người mẹ tảo tầng đội nắng, đội mưa, sớm hôm dậy sớm rông rảo từng nẻo đường bán từng cái bánh nuôi cả nhà mà chẳng bao giờ thấy mẹ 1 lần than vãn. Làm sao Ân không thương và lo cho mẹ được, người mẹ ngày một gầy đi. Cứ như thế nổi lo ấp ủ trong Ân. Mỗi lần có ai về quê hay lien lạc gì với gia đình là Ân lại vội vã đến thăm hỏi về mẹ. Như thế, thời gian cứ trôi qua. Nay được về bên mẹ thì hay tin mẹ bị ung thư giai đoạn cuối . Là bạn, bạn sẽ như thế nào? Sụp đỗ hay chấp nhận đối mặt với số phận. Bạn… có làm được không?
Ân vào Sài Gòn với 4 triệu đồng ít ỏi mà muốn có được thì gia đình phải cầm cố tất cả thứ trong nhà, chạy đôn đáo vay mượn để mua thuốc cho mẹ ,thoáng chốc đã hết sạch nên hai con phải sống qua ngày dựa vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Một buổi học, một buổi vào viện chăm sóc mẹ. Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, Ân đã chăm sóc mẹ suốt mấy tháng trời trong viện. Những ngày tại đây , AÂn có dịp chứng kiến bao cảnh đời cơ cực, bất hạnh, điển hình là bà Phẳng, Những ngày cuối đời, mẹ Vân bị liệt nữa người, không thể tự lo sinh hoạt đều do bà Phẳng giúp. Mặc dù bà cũng là một bệnh nhân ung thư, cũng nhờ sự giúp đỡ của bệnh viện và “định cư” dưới gầm giường của mẹ Vân. Hai người đàn bà coi nhau như chị em ruột, hợp tính nhau, tâm sự quấn quýt bên nhau cả ngày không chán. Cũng từ đó, mẹ Vân cũng hiểu được nỗi khao khát, ấp ủ của bà Phẳng là một gia đình, một đứa con hiếu thảo.
Rồi những ngày cuối cùng cũng đã đến, trong những cơn đau tưởng chừng như có thề mang bà đi bất lúc nào, bà vẫn còn lo, lo nghĩ cho người bạn đáng thương của mình. Chứng tỏ, tình cảm của con người mãnh liệt như thế nào, mãnh liệt đến nỗi tiến đến gần cái chết mà họ vẫn lo nghĩ cho nhau. Đó chính là “tâm” của con người “nhìn vào hoàn cảnh của chị ,tôi lo quá ,tôi mà đi sớm ai mà bầu bạn mà lo toan cho chị” rồi bà ngỏ ý để Ân làm con nuôi cho bạn, một phần để Ân lo cho bà, một phần như muốn bù đắp cho Ân những ngày xa mẹ “chị nhận út đi, lúc nó sinh ra, tôi bệnh không cho bú được, nó lớn lên bằng sữa bò nên luôn thiếu tình thương của mẹ ” rồi bà cũng gọi Ân đến và nhắn nhủ “má Phẳng tội nghiệp lắm, không người thân thích, khi ốm đau không biết trông cậy vào ai, khi mẹ chết con hãy lo cho má phẳng như con đã lo cho mẹ ”. Mất mẹ là nỗi đau nhất như bất cứ ai trong chúng ta. Có lẽ chính vì thế, năm ấy Ân thi rớt đại học. Cứ tưởng không thể vượt qua cú sốc này nhưng vì thương mẹ, thương mẹ hằng ngày phải tảo tần đạp xe gần 100km để bán bánh nuôi anh em Ân đi học, thương ở tính nhân hậu của mẹ. Vì thế, Ân phải cố vượt qua. Va Ân bắt gặp được hình ảnh mẹ Vân trong con người má Phẳng và nhận ra rằng: mình cũng thương má Phẳng như mẹ Vân, thương quá 1 người mẹ chỉ biết một mình nằm co ro dưới gầm giường cắn răng khóc thầm mỗi khi căn bệnh hoành hành, người mà thương người hơn thương bản thân mình. Làm sao chịu được khi nhìn thấy người phụ nữ ấy một mình chống chọi lại những cơn đau của bệnh tật, nổi đau thiếu vắng một gia đình, bà Phẳng nào dám nghĩ Ân sẽ quay lại bệnh viện nhưng nào ngờ lo tang cho me xong, Ân lại đến bên bà chăm sóc như mẹ ruột. Ân kể: “lần đầu tiên chăm sóc mẹ nuôi, Ân cũng ngại. Một cậu con trai đã sống ở chùa đã 6 năm làm sao làm được những việc này nhưng thấy mẹ không thể tự làm, Ân cho đây là bổn phận và Ân đã giúp mẹ mọi việc, từ việc sinh hoạt, ăn uống đến việc vệ sinh tắm rửa ….Ân đều tự làm. Hằng ngày, luôn bắt gặp được hình ảnh lính quýnh, vội vã của cậu con trai 20 tuổi đầu phải chạy đôn chạy đáo xin bác sĩ thuốc thừa của những bênh nhân khác hay xin tiền từ hội từ thiện mua thuốc cho mẹ, rồi giúp các cô hộ lý chăm sóc những bệnh nhân khác. Chính sự nhanh nhẹn lòng nhiệt quyết của Ân đã xoá dần không khí ảm đạm của phòng bệnh nồng nặt vì mùi bệnh, mùi thuốc ấy. Để rồi đêm đến, hình ảnh một cậu bé lẳng lặng bên cạnh ngọn đèn dầu loe loét dưới chân mẹ ôn thi đề đáp lại sự tin tưởng , động viên “Vào đại học để có tương lai” của má Phẳng. Ngọn đèn đó như tiếp thêm sức mạnh bằng cái tình thương, lòng hiếu thảo của Ân đối má. Có những đêm, những đêm Ân phải thức trắng để xoa bóp chân tay, quạt cho má yên giấc sau mỗi lần trở mình đau nhức, căn phòng như sáng hơn, ấp áp hơn nhờ được thắp bằng tình mẫu tử mà chưa từng có mối quan hệ ruột thịt nào với nhau . Đơn giản, đó chỉ là mối quan hệ giữa hai con người . Vào thời gian căn bệnh cứ tưởng chừng như sẽ mang bà ra khỏi tầm tay của Ân nhưng kì lạ thay, đó cũng là lúc Ân vội vã chạy vào viện ôm chầm lấy bà và báo cho bà biết rằng mình đã trúng tuyển, những giọt nước mắt lăn dài trên hai gương mặt gầy còm, bất hạnh của số phận, những giọt nước mắt ấy lại là những giọt nước mắt hạnh phúc nhất trong suốt cuộc đời trẩm luân của hai người. Nó như liều thuốc giúp bà có thêm những phút giây bên cạnh đứa con hiếu thảo này “Nhưng mình không thể sống ở đây mãi được, còn rất nhiều người cẩn sự giúp đỡ của bệnh viện ” nên lúc má Phẳng khoẻ dần lên, AÂn cùng má ra thuê nhà trọ gẩn bệnh viện để tiện cho má tới lui đồng thời chổ cũ của má có thể giúp cho một bệnh nhân khác cùng hoàn cảnh .
Làm sao vừa lo toan việc học hành vừa có thời gian bên má. Nên mỗi khi đến giờ giải lao, Ân lại tranh thủ chạy ve xem má như thế nào rồi vội vã chạy vào cho kịp tiềt học tới .A Ân vốn thích học ngành văn hoá, nhưng học ngành này Ân không thể đưa má vào viện vào buổi sáng nên Ân chọn ngành du lịch học vào buổi chiểu để tiện viện chăm sóc mẹ . Tuy có vất vã , có lúc đi học, lúc đi làm thêm nhưng đây là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của hai mẹ con. “Má có nằm mơ cũng không thể nghĩ tới việc mình có thể tự nấu ăn cho đứa con bé bỏng của mình. Còn Ân sung sướng tột cùng vì sau mỗi lẩn đi học , đi làm về lại nằm trong vòng tay của má đề được gọi hai tiếng thiêng liêng “má ơi”. Khi hỏi chuyện về Ân má nói : “Nó đi rồi tôi mới dám khóc , sợ nó thấy nó rầy. Khổ vậy, mà lúc nào cũng thấy nó cười , tan học về tới nhà là nó la lên “con về nè má ơi! ” rồi nhảy vào xoa bóp chân ,hỏi han đủ thứ . Hôm nào kẹt xe về trễ là nó lo, nó lo vì sợ tôi lo . Đêm nào cũng thức đến 1,2 giờ khuya vậy mà nó vẫn dậy sớm , đỡ tôi ngổi dậy ,lấy nước, lấy bàn chải ,nặn kem ,nấu nước nóng cho tôi lao mình rổi lui cui làm đồ ăn sáng” . Đó là những đều hết sức bình dị nhưng nó lại rất nỗi thiêng liêng. Đó là những giây phút tuyệt vời nhất của hai mẹ con. “Má ơi!” tiếng gọi của đứa con bé bỗng ấy như là liểu thuốc mà Ân dành cho má, như tiếp thêm sức mạnh cho má , đồng thời bù đắp lại những tiếng gọi còn thiếu ở Ân khi xa mẹ thưở nào. A Ân như một đứa con bé bỗng trong lòng mẹ. Nhưng có biết rằng, trên vai Ân gánh nặng những nổi lo, nỗi lo “mất má” ,nổi lo phải làm gì với căn bệnh của má... Bốn năm trôi qua , bốn năm đủ để má Phẳng có tình mẩu tử , một đứa con hiếu thảo. Đó là một đặt ân của thượng đế cho bà . Rồi cũng đến cái ngày, ngày định mệnh giữa hai mẹ con không còn nữa, Ân bất lực trước quy luật sinh tử. Chỉ còn cách cầu nguyện và kêu gọi sự trợ giúp về tâm hồn “Hai ngày nay sức khoẻ má xuống nhiều và chỉ thở bằng oxy má chỉ ăn được tí cháo ,chút sữa và mệt lắm . Anh và gia đình cầu nguyện cho má em nha!” _những câu nói thấm đẫm sự đau đớn và tuyệt vọng .
“Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng”
Má phẳng đã đi rồi ! má không còn phải sót xa lòng đau như cắt khi thấy con mình thức trắng đêm xoa chân bóp tay cho mình, mình không còn là gánh nặng của Ân nhưng má có biết rằng má là một phần cuộc sống của Ân, dù biết trước má có thể ra đi bất cứ lức nào nhưng lúc má đi đó vẫn là một cú sốc tột cùng đối với Ân . Nhưng Ân ơi ! Hãy vượt qua vì còn rất nhiều người cần sự giúp đỡ của Ân và dõi theo Ân. Bác đã dạy Ân, dạy tất cả chúng ta phải biết yêu thương con người, hãy sống hết mình vì người và hãy yêu thương họ bằng chính cái “ Tâm” của chính mình. Tôi tin rằng, phía sau Ân sẽ còn , còn nữa những con người cùng nhau chìa tay ra, cùng dắt tay nhau qua những quãng đời u tối mà Ân là ngọn nến _ngọn nến có thể thấp sáng những ngọn nến còn lại trong “Tâm” của chúng tôi đây.

"Bài viết về 1 nhân vật có thật của Lê Kim Phụng"


Thuy Dang
Thuy Dang

Tổng số bài gửi : 48
Join date : 16/11/2009
Age : 33
Đến từ : Ninh Thuan

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết