(~WELCOME TO DHKD4~)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

hạnh phúc ở đâu?

Go down

hạnh phúc ở đâu? Empty hạnh phúc ở đâu?

Bài gửi  Love The bird on the sky Fri May 28, 2010 7:20 pm

Hạnh phúc ở đâu?
TTCN - Tuần báo Time (28-2-2005) đã thực hiện chuyên đề 17 trang về đề tài hạnh phúc – một khái niệm có giá trị vĩnh hằng nhưng chưa bao giờ là khái niệm tĩnh.

Hãy thử xem một số nghiên cứu mới nhất soi rọi thêm gì cho ý niệm hạnh phúc.

Điều gì tạo ra hạnh phúc?

Nếu được hỏi tiền có đem lại hạnh phúc không, một người thu nhập trung bình tất trả lời rằng có. Tuy nhiên, nghiên cứu qui mô cho thấy giá trị vật chất không làm nhích lên thêm bao nhiêu cảm giác thỏa mãn cuộc sống. Học vấn cao thì thế nào? Một tiến sĩ chưa chắc có tâm trí bình yên hơn bác nông phu.

Còn tuổi xuân? Các bà vẫn hay tiếc nuối vẻ đẹp xuân thì một thời của họ. Tuy nhiên, một lần nữa khảo sát cho biết người già thường thỏa mãn cuộc sống hơn người trẻ và họ cũng ít rơi vào tâm trạng bi quan. Khảo sát mới đây của Trung tâm Y tế dự phòng Hoa Kỳ cho biết đối tượng ở độ tuổi 20-24 thường "bị buồn" trung bình 3,4 ngày/tháng so với 2,3 ngày ở đối tượng 65-74 tuổi.

Và hôn nhân? Câu hỏi này khá phức tạp. Người có gia đình tỏ ra hạnh phúc hơn thành phần độc thân, nhưng nụ cười gia đình của họ chỉ thường xuất hiện ở thời kỳ đầu.

Của cải đem lại hạnh phúc?

Trong hầu hết trường hợp, người ta thường liên tưởng mức độ thỏa mãn vật chất đến cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, tiền chưa là tất cả, giàu có chưa là tối thượng. Từ năm 1960 đến cuối thập niên 1980, GDP Nhật tăng gấp năm; bây giờ mỗi hộ gia đình Nhật có hơn một xe hơi và bình quân mỗi người Nhật xài gần 1.000 USD/năm cho du lịch giải trí. Biểu đồ giá trị vật chất ở Nhật liên tục tiến lên nhưng biểu đồ trạng thái tâm lý thỏa mãn cuộc sống lại phẳng lì như mui chiếc Lexus LS 430 của họ vậy!

Và Nhật hiện đang lên cơn sốt với "dịch" khủng hoảng tâm lý. Christian Science Monitor (15-2-2005) cho biết từ năm 1998-2004 doanh số thuốc an thần tại Nhật đã tăng gấp năm (chỉ riêng doanh số thuốc Paxil của Hãng GlaxoSmithKline đã tăng từ 108 triệu USD năm 2001 lên 298 triệu USD năm 2003).

Chưa hết, trong khi mỗi 42 giây có một đám cưới tại Nhật thì mỗi hai phút một cặp vợ chồng Nhật nào đó lại đưa nhau ra tòa ly hôn (New York Times 12-1-2005).

Hàn Quốc ngày nay có thể hãnh diện tạo dựng thành công một nền kinh tế công nghiệp tiêu dùng có đẳng cấp thế giới, nhưng người dân nước này vẫn lắc đầu khi được hỏi về sự hài lòng cuộc sống hiện tại. Còn Mỹ? Thập niên 1950, Trung tâm Nghiên cứu ý kiến quốc gia cho biết có 1/3 người Mỹ phát biểu rằng mình "rất hạnh phúc"; bây giờ GDP đầu người ở Mỹ cao hơn gấp đôi thập niên 1950 nhưng tỉ lệ người "rất hạnh phúc" vẫn không tăng chút nào. Khảo sát tại Anh cũng tương tự. GDP nước này đã tăng từ 34 tỉ USD lên hơn 2.000 tỉ USD trong 50 năm qua, nhưng tỉ lệ đối tượng thỏa mãn cuộc sống hiện thời vẫn ngang bằng so với thống kê ghi nhận giữa thập niên 1970.

Thế thì cảnh nhà nghèo có khiến người ta vui sướng? Tất nhiên là không. Nghiên cứu của giáo sư Ruut Veenhoven (Đại học Erasmus, Rotterdam , Hà Lan) - một trong những chuyên gia nghiên cứu đề tài hạnh phúc số một thế giới hiện nay - cho thấy rằng những người sống tại nước nghèo, với thu nhập ít hơn 10.000 USD/năm, đều cho biết họ rất không hạnh phúc. Giàu cũng không cười và nghèo cũng không vui, vậy thì vấn đề nằm ở chỗ nào?

Hai thập niên qua, loạt nghiên cứu xã hội và tâm lý học cho thấy không có sự quan hệ then chốt giữa số tiền kiếm được và mức độ thỏa mãn có được. Khảo sát của báo Time tại Mỹ vào tháng 12-2004 cho biết mức độ hạnh phúc có khuynh hướng tăng khi thu nhập tăng đến 50.000 USD/năm, nhưng sau cột mốc đó tiền nhiều hơn đã không còn mang lại ảnh hưởng cho niềm vui hạnh phúc.

Tiền không hứa hẹn đem lại hạnh phúc một phần bởi hiện tượng mà giới xã hội học gọi là "sự lo lắng liên quan". Khảo sát tại Mỹ đã chứng minh rằng cho dù kiếm được bao nhiêu, người ta cũng muốn kiếm được nhiều hơn mới có thể "vui với đời". Do vậy, một trong những nguyên nhân đem lại cảm giác bất hạnh là đối tượng không tự thỏa mãn với những gì đang có.

KIM NGUYÊN

Love The bird on the sky

Tổng số bài gửi : 29
Join date : 28/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết